www.vannghethainguyen.vn Open in urlscan Pro
1.53.252.71  Public Scan

URL: https://www.vannghethainguyen.vn/ve-the-ki-p4267.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2vd0ugBwNxex6zjAzEDYbt514WNf-a4CCS2-V8EviK__3NA6...
Submission: On October 09 via manual from US — Scanned from DE

Form analysis 3 forms found in the DOM

GET https://www.vannghethainguyen.vn/search

<form action="https://www.vannghethainguyen.vn/search" method="GET" class="search">
  <input type="hidden" name="_token" value="DJYSDLOw08zbPNTEOqrsoHZibCNHLnjlTazDQC7q"> <input type="text" name="search" placeholder="Tìm kiếm...">
  <button type="submit">
    <img src="https://www.vannghethainguyen.vn/frontend/svg/search-icon.svg" alt="">
  </button>
</form>

GET https://www.vannghethainguyen.vn/search

<form action="https://www.vannghethainguyen.vn/search" method="GET" class="search_form">
  <input type="hidden" name="_token" value="DJYSDLOw08zbPNTEOqrsoHZibCNHLnjlTazDQC7q"> <input type="text" name="search" placeholder="Tìm kiếm...">
  <button class="search_btn">
    <span>Tìm</span>
  </button>
</form>

POST https://www.vannghethainguyen.vn/comment

<form class="form__post__comment" action="https://www.vannghethainguyen.vn/comment" method="post">
  <input type="hidden" name="_token" value="DJYSDLOw08zbPNTEOqrsoHZibCNHLnjlTazDQC7q"> <input type="hidden" id="post__id__comment" name="post_id" value="4267">
  <div class="row">
    <div class="col-md-6 comment_item">
      <label id="name_error" style="color: red; font-size: 12px"></label>
      <input type="text" id="fullname__comment" name="fullname" class="form-control" value="" placeholder="Tên*">
    </div>
    <div class="col-md-6 comment_item">
      <label id="email_error" style="color: red; font-size: 12px"></label>
      <input type="text" id="email__comment" name="email" class="form-control" value="" placeholder="Email*">
    </div>
    <div class="col-12 comment_item">
      <label id="content_error" style="color: red; font-size: 12px"></label>
      <textarea class="note_comment form-control" name="content" id="content__comment" placeholder="Mời bạn cho ý kiến quan điểm..." rows="3"></textarea>
    </div>
    <div class="col-12 comment_item submit__box">
      <button type="submit" onsubmit="submitPostComment()" class="btn_sent_comment"> Bình luận </button>
      <a href="javascript:void(0)" class="btn_sent_comment__cancle">
                        Hủy
                    </a>
    </div>
  </div>
</form>

Text Content

Thứ tư, ngày 09 tháng 10 năm 2024
21:29 (GMT +7)

 * 
 * 
 * 

 * Lăng kính văn nghệ
   * Cùng quan tâm
   * Hướng về biển đảo quê hương
   * Chuyện người chuyện ta
   * Khách mời VNTN
 * Văn học
   * Văn xuôi
   * Thơ
   * Văn học nước ngoài
   * Văn nghệ Tuổi hoa
 * Bút ký - Phóng sự
   * Tôi và Thái Nguyên
   * Bút ký
   * Phóng sự
 * Nghệ thuật
   * Nhiếp ảnh - Mỹ thuật
   * Sân khấu - Múa
   * Điện ảnh - Truyền hình
   * Kiến trúc
   * Âm nhạc
 * Media
   * Video
   * Emagazine
   * Audio
 * Văn hóa
   * Cuộc sống quanh ta
   * Câu chuyện văn hóa
   * Nhìn ra thế giới
   * Du lịch Thái Nguyên
 * Nghiên cứu - Trao đổi
   * Hồ sơ - Tư liệu
   * Hội thảo - Tọa đàm
   * Nghiên cứu
   * Trao đổi
 * Hội VHNT
   * Các kỳ Đại hội
   * Văn kiện
   * Hoạt động
 * Bạn đọc
   * Ý kiến bạn đọc
   * Chữ và nghĩa
   * Thư giãn
 * Đời sống văn nghệ
   * Chân dung nghệ sĩ
   * Văn nghệ và cuộc sống
   * Giai thoại văn nghệ
 * Thư viện
   * Có thể bạn quan tâm
   * Thư viện tác giả
   * Thư viện tác phẩm
   * Cuộc thi sáng tác văn học
   * Cuộc vận động sáng tác VHNT về Đại đội TNXP 915
   * Cuộc thi Ký sự - Phóng sự (2021-2023)

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ của hội văn học nghệ thuật tỉnh thái nguyên


vannghethainguyen@gmail.com

091 216 1848

© Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản
của ủa ban biên tập Tạp chí Văn Nghệ Thái Nguyên điện tử
 * Thứ tư, 09/10/2024
   |
 * Video
   |
 * Báo Giấy Online

 * Lăng kính văn nghệ
   * Cùng quan tâm
   * Hướng về biển đảo quê hương
   * Chuyện người chuyện ta
   * Khách mời VNTN
 * Văn học
   * Văn xuôi
   * Thơ
   * Văn học nước ngoài
   * Văn nghệ Tuổi hoa
 * Bút ký - Phóng sự
   * Tôi và Thái Nguyên
   * Bút ký
   * Phóng sự
 * Nghệ thuật
   * Nhiếp ảnh - Mỹ thuật
   * Sân khấu - Múa
   * Điện ảnh - Truyền hình
   * Kiến trúc
   * Âm nhạc
 * Media
   * Video
   * Emagazine
   * Audio
 * Văn hóa
   * Cuộc sống quanh ta
   * Câu chuyện văn hóa
   * Nhìn ra thế giới
   * Du lịch Thái Nguyên
 * Nghiên cứu - Trao đổi
   * Hồ sơ - Tư liệu
   * Hội thảo - Tọa đàm
   * Nghiên cứu
   * Trao đổi
 * Hội VHNT
   * Các kỳ Đại hội
   * Văn kiện
   * Hoạt động
 * Bạn đọc
   * Ý kiến bạn đọc
   * Chữ và nghĩa
   * Thư giãn
 * Đời sống văn nghệ
   * Chân dung nghệ sĩ
   * Văn nghệ và cuộc sống
   * Giai thoại văn nghệ
 * Thư viện
   * Có thể bạn quan tâm
   * Thư viện tác giả
   * Thư viện tác phẩm
   * Cuộc thi sáng tác văn học
   * Cuộc vận động sáng tác VHNT về Đại đội TNXP 915
   * Cuộc thi Ký sự - Phóng sự (2021-2023)

Tìm

 * Trang chủ
 * Nghiên cứu - Trao đổi
 * Nghiên cứu


VỀ THỂ KÍ

16:15 - 27/02/2017
 * 
 * 
 * Copy link thành công
 * 
 * 
 * A
 * A
 * A

 * 
 * 
 * Copy link thành công
 * 
 * 
 * A
 * A
 * A

VNTN - Thể kí tưởng là đơn giản nhưng lại là một thể loại tốn nhiều giấy bút
tranh luận mà đến nay vẫn không thể ngã ngũ hoàn toàn. Dù khó khăn, truyện ngắn
hay tiểu thuyết vẫn có thể đưa ra khá nhiều định nghĩa, khuôn khổ (tương đối) về
thể loại nhưng thể kí thì không ít sự dè dặt của các nhà văn, các nhà lí luận.
Nhà văn Tô Hoài từng viết: “Kí, cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình
thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng.
Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái khuôn”. Nhà văn chuyên viết kí
Đgiocđgiê cũng cho rằng: “Sự lí giải mĩ học về khái niệm kí là chưa có hoặc
không đầy đủ, hoặc không đúng”.

Ngay như việc có phải kí được phân biệt thành hai loại: kí báo chí và kí văn học
hay không, cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Nếu chia thành hai loại thì
loại nào có trước và sự xâm nhập của nó ra sao? Có người tuyên bố thể kí là của
báo chí, kí văn học chỉ là sự vay mượn thể loại. Nhưng theo nhà lí luận Phương
Lựu thì không nên xem các tác phẩm kí là kết quả sự xâm nhập của báo chí vào văn
học. Ông lí giải Sử kí của Tư Mã Thiên ở Trung Quốc cách đây đã mấy ngàn năm,
tức là trước khi có sự xuất hiện của báo chí một khoảng thời gian rất dài. Để
phân biệt ranh giới của hai loại tác phẩm này, nhà văn kiêm nhà phê bình văn học
Ilia Côchencô cũng có một phát biểu rất hay, có thể lấy ý kiến này để tham khảo
khi thực hành sáng tác: “Kí là thể loại nằm trong cuộc kéo co giữa văn học và
báo chí”.

Trong sáng tác, có một số người quan niệm nếu kí báo chí mà viết mượt mà, bay
bổng thì trở thành kí văn học. Ngược lại, kí văn học mà viết khô khan thì chỉ là
kí báo chí. Có nghĩa, coi kí báo chí là loại hai. Chắc vì vậy mà đã có những tác
giả sau khi in những bài kí trên báo đã bổ sung vào bài của mình những từ ngữ
hoa hòe hoa sói, những hình ảnh mây bay bướm lượn rồi cho rằng nó đã trở thành
những bài kí văn học. Đó là những quan niệm không chính xác. Kí văn học và kí
báo chí không chỉ phân biệt bằng những hình thức ngôn ngữ như vậy. Cho dù mọi sự
đều rất tương đối, nhưng chúng có những tính chất và chức năng riêng. Về điều
này, ý kiến của GS- TS Phương Lựu là một ý kiến đáng chú ý: “Kí văn học và kí
báo chí giống nhau ở chỗ đều tôn trọng tính xác thực. Nhưng ở kí báo chí phải
được bảo đảm ở mức tuyệt đối, và tính thời sự cũng mang tính chất thật cấp bách,
có khi hàng ngày hàng giờ. Kí văn học không đòi hỏi như vậy, ngược lại nó đề ra
yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tình cảm của chủ thể”. Như vậy, ta có thể
hiểu rằng, ngoài những giá trị về thông tin, thời sự mà cả hai loại kí đều phải
đề cập, thì kí văn học cần phải có những giá trị thẩm mĩ. Nếu thiếu điều này,
bài viết không thể trở thành bài kí văn học thực sự. Nhưng cũng cần bàn thêm, có
những tác phẩm mà khi viết, tác giả chỉ hướng về thông tin sự thật (không có ý
định nhằm vào giá trị thẩm mĩ) nhưng đó lại là những tác phẩm đậm đà tính nghệ
thuật. Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quí Đôn đã nhận xét về Sử kí của Tư Mã Thiên
như sau: “Chỉ thấy việc thì ghi, không hề để tâm vào làm văn, cho nên văn hay”.
Trong văn chương, báo chí hiện đại cũng từng có những tác phẩm như vậy. Cái hay,
cái giá trị thẩm mĩ nằm ngay trong các sự kiện có thật. Vì thực ra, ở một mức độ
nào đó, bản thân sự thực đã mang ý nghĩa thẩm mĩ.

Về sự phân loại của kí cũng có nhiều tranh luận. Nhưng có lẽ ít nhiều đã có sự
thống nhất hoặc đồng cảm khi các nhà lí luận chia kí thành hai loại:

1- Kí trữ tình gồm: tùy bút, nhật kí….

2- Kí tự sự gồm: phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí, bút kí (có người xếp bút kí
vào loại trung gian giữa tự sự và trữ tình).

Ngoài ra, các nhà lí luận còn đề cập đến loại kí chính luận. Cũng có nhiều người
xếp các loại tản văn, tạp văn, tạp bút... sang thể kí. Tuy nhiên, cũng không nên
băn khoăn quá nhiều về thể loại. Mọi sự phân chia chỉ là tương đối. Các yếu tố
tự sự, trữ tình, chính luận không bao giờ là sự độc chiếm của bất cứ một thể
loại nào, nó luôn có sự hòa trộn, kết hợp, lan tỏa, đan xen lẫn nhau. Dù vậy, sự
phân biệt thể loại vẫn là sự cần thiết, nếu không, sẽ sinh ra những chuyện hiểu
lầm, gây khó khăn trong nhận thức và sáng tác. Đã có một tòa soạn báo khi thông
báo về một cuộc thi viết, trong thể lệ ghi: Thể loại cuộc thi gồm: bút kí, kí
sự, kí, ghi chép, phóng sự…Vậy là thiếu chuẩn xác.

Trong khi viết thể kí, điều thường làm một số tác giả băn khoăn nhất có lẽ là
vấn đề kí có được hư cấu hay không? Vấn đề này cũng đã nhiều tranh luận và chưa
hề kết thúc. Có người quả quyết: “Không có quyền gán cho nhân vật những hành
động mà họ không làm, những ý nghĩ mà họ không nghĩ, đặt họ vào cảnh ngộ mà họ
không có. Sự bịa đặt, thêm thắt chỉ làm hại cho bài kí” - Thậm chí nhà báo nổi
tiếng viết kí B.Pôlêvôi cũng nói: “Kí nhất thiết không được hư cấu. Cuộc sống
chúng ta muôn hình muôn vẻ như thế, lí thú như thế, biết bao nhiêu sự việc xảy
ra, thực ra cũng không cần thiết phải hư cấu thêm thắt tô vẽ gì hơn nữa”. Nhưng
lại có không ít các ý kiến trái chiều: “Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm phải
phong phú hơn, điển hình hơn hiện thực tự nhiên của cuộc sống. Vì vậy kí cũng
phải được sáng tạo, bù đắp thêm các nhân tố mới ngoài cái có thật trong cuộc
sống. Vì vậy, hư cấu trong kí phải được đặt ra theo đặc trưng của thể loại kí”.
Hoặc: “Viết kí không phải là sự ghi chép một cách máy móc và tự nhiên chủ nghĩa.
Nhân vật trong kí tuy có thật nhưng không đồng nhất với nguyên mẫu. Có thể thay
đổi chút ít hiện thực, có thể tưởng tượng thêm những biểu hiện nội tâm”.

Qua các ý kiến trên, có thể hiểu, kí vẫn được hư cấu. Nhưng như vậy, rõ ràng hư
cấu trong kí không giống với hư cấu trong truyện ngắn, tiểu thuyết. Đã từng có
người đưa ra ý kiến hư cấu theo tỉ lệ phần trăm. Nếu truyện ngắn được hư cấu
chín mươi hoặc một trăm phần trăm chẳng hạn thì kí chỉ tối đa khoảng hai mươi
đến ba mươi phần trăm. Có lẽ đó chỉ là cách nói tương đối, chứ việc chia phần
trăm như vậy thật khó thực thi trong quá trình sáng tác.

Vậy, hư cấu trong kí nên thế nào cho đúng? Như ta đã biết, nguyên tắc lớn nhất
của thể loại kí là tính xác thực (là người thật, việc thật, có tên tuổi, địa
chỉ…). Hư cấu trong thể kí luôn phải tôn trọng nguyên tắc thể loại. Người viết,
dù hư cấu theo phương cách nào cũng không được làm mất tính xác thực của bài
viết, thậm chí ngay cả việc đơn giản là mô tả ngoại hình nhân vật. Từng có một
bài học lớn: Nhà báo B. Pôlêvôi trong một bài kí đã viết nhân vật quản đốc có
thói quen chải tóc, nhưng trong đời thực thì vị quản đốc nọ lại hói như trọc.
Thế là khi bài báo được đăng, ông quản đốc bị cả xưởng trêu chọc. Nhà văn bị
phản ứng. Chỉ vì một chi tiết nhỏ như vậy mà bài kí mất đi sự xác thực. Một sự
bất tín, vạn sự bất tin. (Có lẽ bởi rút kinh nghiệm trong quá trình viết kí của
mình mà B. Pôlêvôi đã từng cho rằng kí không được hư cấu như đã nói ở trên
chăng?).

Các nhà lí luận chia đối tượng viết kí thành hai thành phần: Thành phần xác định
(là những sự kiện lớn mang ý nghĩa nền tảng, những nhân vật chủ chốt…) và thành
phần không xác định (là những sự việc và những nhân vật không quan trọng). Ở
thành phần xác định nói chung không nên hư cấu. Đối với thành phần không xác
định có thể hư cấu rộng rãi hơn. Ta nhận thấy rất rõ vấn đề này qua các tác phẩm
Sống như anh của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Xung kích của
Nguyễn Đình Thi và ở nhiều tác phẩm kí khác. Để tác phẩm kí sinh động, chiếm
được cảm tình của độc giả thì việc gia giảm những tình tiết, tạo ra những nhân
vật phụ, những bóng dáng phụ trong phạm vi thành phần không xác định là điều hết
sức cần thiết, nhất là ở những tác phẩm kí dài. Tôn trọng tính xác thực không có
nghĩa là không được thay đổi cấu trúc, sắp xếp, tổ chức lại hoặc đưa ra những
phát kiến của chủ thể sáng tạo.

Có một thực tế là trong khi tiến hành lấy tài liệu, người viết kí luôn vấp phải
những điểm trắng, điểm khuất. Đối với những cây bút có nhiều kinh nghiệm cũng
khó tránh khỏi điều này. Điểm trắng, điểm khuất là những sự kiện, tình tiết ẩn,
những vấn đề mà các nhân vật thường khó nói hoặc không thể nói, không thể diễn
thành lời, có khi chỉ lấp ló trong tiềm thức. Đó thường là những tâm tư tình
cảm, những khát vọng, những ước mơ, những ý tưởng của nhân vật rất cần đối với
bài viết. Không biết cách xử lí những điểm trắng, điểm khuất thì khó hoàn thành
bài viết một cách thành công. Người viết kí phải vượt qua những điểm trắng, điểm
khuất bằng sự trải nghiệm của bản thân, bằng việc vận dụng qui luật phát triển
tất yếu của cuộc sống, bằng ước đoán, tưởng tượng… Vậy là cần sự can thiệp của
hư cấu. Về vấn đề này, xin được minh họa đôi nét qua bài kí “Phố xưa” của Minh
Hằng, tác phẩm đoạt giải Nhì (cuộc thi không có giải nhất) trong Cuộc thi Sáng
tác văn học trên báo Văn nghệ Thái Nguyên (2014 -2016). “Phố xưa” đã diễn tả khá
thành công chủ đề về sự phát triển của đô thị đang đối mặt với những giá trị văn
hóa. Nếu không thận trọng, không ai khác, mà chính con người trong thời hiện đại
sẽ vô tình làm mất dần những giá trị của chính mình bởi sự thờ ơ vô cảm, thiếu
hiểu biết. Trong bài, tác giả đã sáng tạo ra rất nhiều những chi tiết, những cảm
xúc, những suy tưởng… làm nên “hương vị” riêng cho tác phẩm. Đặc biệt, hình ảnh
“cây đa” cổ thụ và cái “giếng ngọc” được tác giả nhân hóa thành những nhân vật
mang tính điển hình hóa, đã làm cho tác phẩm thấm đẫm chất dân gian. Đấy là một
cách bù đắp những điểm trắng, điểm khuất.

Về cách lấy tài liệu, kí báo chí với kí văn học cũng có phần hơi khác nhau. Kí
văn học ngoài những số liệu, những việc thật cần chú ý đến con người. Thông qua
cảnh vật và sự kiện phải biết “nhìn, nghe” những tâm tư, tình cảm…của nhân vật.
Một nhà văn có kể lại một chuyến đi thâm nhập thực tế của mình ở một làng khai
hoang miền núi. Ở đó, ông nhận thấy trước cửa nhà của tất cả các gia đình trong
làng đều trồng ba cây cau. Có thể cảnh tượng ấy sẽ là một chi tiết dễ dàng bỏ
qua đối với người viết kí báo chí. Nhưng nhà văn này đã hình dung ra đó chính là
nỗi hoài niệm cố hương da diết của những người dấn thân đi xây dựng kinh tế.
Không chỉ là nỗi nhớ từ ý thức mà còn từ vô thức của những kẻ li hương ngàn năm
vọng lại.



Các tác giả đoạt giải cuộc thi Sáng tác văn học năm 2014 - 2016 trên Báo VNTN.  
 Ảnh: Đ.T

Một điểm nữa, kí văn học cũng rất cần sự trau chuốt của ngôn ngữ. Tuy không sử
dụng triệt để những hình thức tu từ như thơ, nhưng ngôn ngữ của kí văn học phải
góp phần làm lay động tâm hồn con người, đặc biệt là với thể tùy bút. Ví như Cây
tre Việt Nam của Thép Mới, Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành. Gần đây,
bút kí Phố xưa của nhà báo Minh Hằng là một trong những bút kí có sự thành công
trong việc sử dụng ngôn ngữ trong viết kí văn học. Xin dẫn một đoạn: “Nhà tôi
ngay cạnh nhà chị Mùi. Ngày ngày, cứ ba giờ sáng là góc bên chị sáng trưng. Bóng
chị lui cui đi lên đi xuống, lục cục đồ xôi, hãm tích nước chè ủ trong giỏ cói.
Tôi hé mắt thấy vùng sáng, biết chị đã dậy, rồi lại ngủ thiếp đi. Đến khi mùi
xôi nếp từ nhà chị ngào ngạt tỏa sang là tôi thức dậy. Người ta thường dùng
tiếng chuông để đánh thức giấc ngủ, nhưng chị Mùi lại “đánh thức” tôi bằng hương
vị xôi như thế. Sáng sáng, mở cửa thấy bóng chị Mùi nghiêng trĩu bên vai gánh
hàng đi qua, tôi có cảm giác chị gánh mùi hương ra phố”.

Đọc một số bài kí trên báo chí ở ta, thấy một điều rất rõ là phần lớn các tác
giả thường chỉ cố công sao cho bài viết nêu được vấn đề, theo đó là những số
liệu dồi dào, cách lập luận tương đối chặt chẽ, khúc chiết. Đương nhiên, đó là
những điều cần thiết. Tình hình báo chí hiện nay có một thực tế là các bản thảo
kí văn học tuy rất cần nhưng lại ít người viết hơn so với truyện ngắn nên khi xử
lí bản thảo, các biên tập viên thường không có những yêu cầu quá khắt khe, việc
duyệt in cũng được chiếu cố hơn so với các mảng khác. Vì thế thường gây một tâm
lí trung bình cho người viết kí. Có phải vì lí do trên mà không ít các bài kí in
báo hiện giờ trong cấu trúc thường có một kiểu, một màu nhạt nhẽo, xơ cứng. Thậm
chí lối viết kí công thức cũ mòn theo cách tả cảnh một chút, tả tình một chút,
địa lí, lịch sử, truyền thống một chút; rồi gặp gỡ nhân vật, trò chuyện, nêu khó
khăn, thuận lợi, sự vượt lên, các thành tích, hướng phát triển… hầu như vẫn
chiếm vị trí đa số trên mặt báo.

Muốn có độc giả thực sự, người viết kí rất cần sự đổi mới (nhất là kí văn học)
cả về nội dung lẫn hình thức. Vào mấy thập kỉ trước của thế kỉ XX, kí sự của nhà
văn Oveskin (Liên Xô cũ) rất hấp dẫn với những lời bàn sâu sắc về các vấn đề
nóng của xã hội, những diễn biến bên trong của con người, đã từng cuốn hút mạnh
mẽ các độc giả Việt Nam. Nói không hề ngoa, các kí sự của ông có sức hấp dẫn hơn
các truyện ngắn bình thường rất nhiều. Hay những năm gần đây, tập ghi chép Những
người thường gặp của nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng chiếm được cảm tình của người
đọc nhờ lối viết đơn giản, bình dị, gần gũi mà đầy sáng tạo.

Ở Thái Nguyên đã xuất hiện một loạt các tác giả khá thành công trong thể kí văn
học như Lê Thế Thành, Minh Hằng, Lưu Bạch Liễu, Phạm Ngọc Chuẩn…Tuy nhiên, phấn
đấu để mỗi cây bút có thể tạo ra cho mình một lối viết riêng, một màu sắc riêng
thì còn là con đường ở phía trước. Không bao giờ nên mặc “đồng phục” cho các thể
loại văn học, và có lẽ cả trong các thể báo chí.

Hồ Thủy Giang

Quay lại Nghiên cứu
 * Chia sẻ
 * In
 * Copy
 * 1

0 đã tặng









Bài viết hay? Hãy tặng sao cho tác giả
Bổ ích Cảm hứng Độc đáo Xúc động

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Bình luận Hủy

 * ĐỖ QUANG DOQU****@GMAIL.COM
   
   Bài viết khá tốt

   

 * Tags:
 * Hồ Thủy Giang /


MÙA BÃO


CÁI CHẾT ĐẾN CÙNG VỚI SỰ THỪA KẾ


BÃO TAN CHỢ LẠI HỌP RỒI


SAU CƠN BÃO YAGI...


BÃO


MÙA BÃO


CÁI CHẾT ĐẾN CÙNG VỚI SỰ THỪA KẾ


BÃO TAN CHỢ LẠI HỌP RỒI


SAU CƠN BÃO YAGI...


BÃO


MÙA BÃO

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn
có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

1 của 5
Góc biếm họa


GÓC BIẾM HỌA SỐ 18 (2024)

Góc biếm họa


GÓC BIẾM HỌA SỐ 17 (2024)

Góc biếm họa


GÓC BIẾM HỌA SỐ 16 (2024)


GÓC BIẾM HỌA SỐ 15 (2024)


GÓC BIẾM HỌA SỐ 14 (2024)


GÓC BIẾM HỌA SỐ 13 (2024)


GÓC BIẾM HỌA SỐ 12 (2024)


Xem nhiều nhất


 * MÙA NA Ở LA HIÊN
   
   Video
   1


 * NHỮNG NIỀM VUI LẤP LÁNH
   
   Hoạt động
   2


 * TRIỂN LÃM "THÁI NGUYÊN - 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH"
   
   Nhiếp ảnh - Mỹ thuật
   3


 * DẤU ẤN LÃNH ĐẠO Ở QUÂN CHU
   
   Bút ký
   4


 * AN TOÀN TRONG SIÊU BÃO
   
   Bút ký
   5


CÙNG CHUYÊN MỤC


ĐIỆN BIÊN PHỦ - BẢN HÙNG CA CHIẾN THẮNG

Xem tin nổi bật 5 tháng trước


VỀ MỘT BÀI PHÚ CỦA NGÔ THÌ NHẬM VIẾT VỀ THÁI NGUYÊN CÒN ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

Xem tin nổi bật 6 tháng trước


NHÂN TƯỚNG HỌC TRONG TRUYỆN KIỀU

Xem tin nổi bật 8 tháng trước


SỰ THAY ĐỔI HỆ HÌNH TƯ DUY LÝ LUẬN VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ
GIỮA...

Nghiên cứu 8 tháng trước


LỄ HỘI HOA XUÂN - TẬP TRUYỆN THIẾU NHI NHẸ NHÀNG MÀ SÂU SẮC

Xem tin nổi bật 9 tháng trước


PHÊ BÌNH VĂN HỌC “KHÁCH QUAN KHOA HỌC”: TRƯỜNG HỢP TRƯƠNG TỬU

Xem tin nổi bật 9 tháng trước


CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN TRONG THƠ VŨ ĐÌNH TOÀN

Xem tin nổi bật 11 tháng trước
Copy link

Chia sẻ thông tin

 * 
 * 
 * 
 * 




TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI NGUYÊN ĐIỆN TỬ / HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH THÁI NGUYÊN

Giấy phép số: 72/GP-TTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 01/02/2021

Total: 287 070Today: 1 675Yesterday: 2 161Visitors
http://freevisitorcounters.com

Tổng biên tập: Trần Văn Thép

Địa chỉ Tòa soạn:

Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0208 3656514 - 3656562

091 216 1848

vannghethainguyen@gmail.com

Giấy phép số: 72/GP-TTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 01/02/2021

 * Trang chủ
 * Lăng kính văn nghệ
 * Văn học
 * Bút ký - Phóng sự
 * Nghệ thuật
 * Media

 * Văn hóa
 * Nghiên cứu - Trao đổi
 * Hội VHNT
 * Bạn đọc
 * Đời sống văn nghệ
 * Hòm thư góp ý

 * 
 * 
 * 

Hòm thư góp ý

Bản quyền thuộc về website Tạp chí Văn Nghệ Thái Nguyên điện tử. Nghiêm cấm
sao chép dưới bất kỳ hình thức nào nếu chưa được sự đồng ý bằng văn bản.

 * 
 * 
 *