freelancerviets.com
Open in
urlscan Pro
2a06:98c1:3121::3
Public Scan
URL:
https://freelancerviets.com/
Submission: On July 03 via api from US — Scanned from NL
Submission: On July 03 via api from US — Scanned from NL
Form analysis
0 forms found in the DOMText Content
Liên hệ với chúng tôi Tổng đài 1800 1 247 Tổng đài Gửi thông tin Gửi thông tin Cancel Chọn kênh đăng nhập Dành cho Khách Hàng Dành cho Tư Vấn Viên * Mình Còn Cần Nhau? * Pulse * Sản phẩm bảo hiểm * Chăm sóc khách hàng * Cơ hội nghề nghiệp * Về Prudential * Mình Còn Cần Nhau? * Chiến dịch thương hiệu: Mình Còn Cần Nhau? * Lời giải đáp từ chuyên gia tâm lý * Pulse * Tìm hiểu Pulse * Pulse Rewards * Blog Nhịp Sống Khỏe * Sản phẩm bảo hiểm * Kế hoạch bảo vệ & chăm sóc sức khỏe * Kế hoạch tích lũy * Kế hoạch đầu tư * Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ * Thông tin các quỹ đầu tư * Tài liệu và biểu mẫu tham khảo * Chương trình khuyến mại * Chăm sóc khách hàng * Giải quyết quyền lợi bảo hiểm * Kênh thanh toán phí bảo hiểm * PRUOnline – Cổng thông tin khách hàng * PRURewards – Đổi điểm nhận quà * Thông tin & ưu đãi dịch vụ * Thực hiện quyền của chủ thể dữ liệu * Cơ hội nghề nghiệp * Cơ hội nghề nghiệp tại Prudential * Cơ hội phát triển tại kênh hợp tác kinh doanh * PRUPlanner – Chuyên viên hoạch định tài chính * Chuyên viên hoạch định tài chính Prudential - Kênh đại lý * Về Prudential * Tìm hiểu về Prudential * Phát triển cộng đồng bền vững * Tự do tuổi 50 – Sẵn sàng cho cuộc sống về già * Chiến dịch thương hiệu: Khi Tình Yêu Đủ Lớn * 175 năm tôn vinh cuộc sống * Thông cáo báo chí * Văn phòng giao dịch gần bạn nhất * Liên hệ * Đăng nhập Dành cho Khách Hàng Dành cho Tư Vấn Viên * Mua bảo hiểm trên ePru * Doanh Nghiệp Chiến dịch thương hiệu: Mình Còn Cần Nhau? * Chiến dịch thương hiệu: Mình Còn Cần Nhau? Lời giải đáp từ chuyên gia tâm lý * Lời giải đáp từ chuyên gia tâm lý Tìm hiểu Pulse * Tìm hiểu Pulse Pulse Rewards * Pulse Rewards Blog Nhịp Sống Khỏe * Blog Nhịp Sống Khỏe Kế hoạch bảo vệ & chăm sóc sức khỏe * Kế hoạch bảo vệ & chăm sóc sức khỏe Kế hoạch tích lũy * Kế hoạch tích lũy Kế hoạch đầu tư * Kế hoạch đầu tư Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ * Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Thông tin các quỹ đầu tư * Thông tin các quỹ đầu tư Tài liệu và biểu mẫu tham khảo * Tài liệu và biểu mẫu tham khảo Chương trình khuyến mại * Chương trình khuyến mại Giải quyết quyền lợi bảo hiểm * Giải quyết quyền lợi bảo hiểm Kênh thanh toán phí bảo hiểm * Kênh thanh toán phí bảo hiểm PRUOnline – Cổng thông tin khách hàng * PRUOnline – Cổng thông tin khách hàng PRURewards – Đổi điểm nhận quà * PRURewards – Đổi điểm nhận quà Thông tin & ưu đãi dịch vụ * Thông tin & ưu đãi dịch vụ Thực hiện quyền của chủ thể dữ liệu * Thực hiện quyền của chủ thể dữ liệu Cơ hội nghề nghiệp tại Prudential * Cơ hội nghề nghiệp tại Prudential Cơ hội phát triển tại kênh hợp tác kinh doanh * Cơ hội phát triển tại kênh hợp tác kinh doanh PRUPlanner – Chuyên viên hoạch định tài chính * PRUPlanner – Chuyên viên hoạch định tài chính Chuyên viên hoạch định tài chính Prudential - Kênh đại lý * Chuyên viên hoạch định tài chính Prudential - Kênh đại lý Tìm hiểu về Prudential * Tìm hiểu về Prudential Phát triển cộng đồng bền vững * Phát triển cộng đồng bền vững Tự do tuổi 50 – Sẵn sàng cho cuộc sống về già * Tự do tuổi 50 – Sẵn sàng cho cuộc sống về già Chiến dịch thương hiệu: Khi Tình Yêu Đủ Lớn * Chiến dịch thương hiệu: Khi Tình Yêu Đủ Lớn 175 năm tôn vinh cuộc sống * 175 năm tôn vinh cuộc sống Thông cáo báo chí * Thông cáo báo chí Văn phòng giao dịch gần bạn nhất * Văn phòng giao dịch gần bạn nhất Liên hệ * Liên hệ Chiến dịch thương hiệu: Mình Còn Cần Nhau? Lời giải đáp từ chuyên gia tâm lý Tìm hiểu Pulse Pulse Rewards Blog Nhịp Sống Khỏe Kế hoạch bảo vệ & chăm sóc sức khỏe Kế hoạch tích lũy Kế hoạch đầu tư Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Thông tin các quỹ đầu tư Tài liệu và biểu mẫu tham khảo Chương trình khuyến mại Giải quyết quyền lợi bảo hiểm Kênh thanh toán phí bảo hiểm PRUOnline – Cổng thông tin khách hàng PRURewards – Đổi điểm nhận quà Thông tin & ưu đãi dịch vụ Thực hiện quyền của chủ thể dữ liệu Cơ hội nghề nghiệp tại Prudential Cơ hội phát triển tại kênh hợp tác kinh doanh PRUPlanner – Chuyên viên hoạch định tài chính Chuyên viên hoạch định tài chính Prudential - Kênh đại lý Tìm hiểu về Prudential Phát triển cộng đồng bền vững Tự do tuổi 50 – Sẵn sàng cho cuộc sống về già Chiến dịch thương hiệu: Khi Tình Yêu Đủ Lớn 175 năm tôn vinh cuộc sống Thông cáo báo chí Văn phòng giao dịch gần bạn nhất Liên hệ Blog Nhịp Sống Khỏe 7 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG Nội dung bài viết * Quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả: Bước đầu để hướng đến tự do tài chính * 7 nguyên tắc giúp bạn trở thành “bậc thầy” quản lý tài chính cá nhân * Luôn rà soát chi tiêu * Lập mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng * Không chi tiêu nhiều hơn 10% số tiền bạn kiếm được * Cố gắng thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần * Tiết kiệm 10 - 15% thu nhập hàng tháng * Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn * Trang bị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ * Cách quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả và phổ biến hiện nay * Quy tắc 50-30-20 * Quy tắc 6 cái lọ * Những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân? * Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu? * Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì? * Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì? Các doanh nhân như Warren Buffett, Oprah Winfrey, Bill Gates… ngoài là những nhà kinh doanh đại tài, họ còn là những “bậc thầy” trong việc quản lý dòng tiền cá nhân. Vậy đâu là bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của những vị doanh nhân này? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé! 1. QUẢN LÝ DÒNG TIỀN CÁ NHÂN HIỆU QUẢ: BƯỚC ĐẦU ĐỂ HƯỚNG ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu - Cha nghèo” từng nhận định: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền”. Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng. Thậm chí, kỹ năng này được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập từ khi còn trên ghế nhà trường bởi nhiều lợi ích như: * Một khi an tâm về tài chính, tinh thần của bạn sẽ phấn chấn, năng suất làm việc nhờ đó mà cũng được nâng cao. * Nguồn vốn dư dả sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội phát triển bản thân và tài chính: theo đuổi học vấn cao hơn, học thêm ngôn ngữ mới, đầu tư sinh lợi,... * Bạn dễ dàng chủ động tài chính trước những sự cố hoặc điều bất ngờ trong cuộc sống (hư xe, tai nạn, dịch bệnh…) * Tạo nền móng tài chính vững chắc cho tuổi hưu an nhàn, thoải mái về sau. * … Tại Việt Nam, nhiều người trong chúng ta vẫn còn mơ hồ về kỹ năng này do chưa được giảng dạy đúng cách. Hậu quả là có không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc mỗi cuối tháng và phải vay mượn để bù đắp chi tiêu. Tệ hơn, khi căng thẳng về tài chính khiến tâm trạng chúng ta trở nên khó chịu hơn, dễ gắt gỏng, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống như vợ - chồng, cha mẹ - con cái, bạn bè... 2. 7 NGUYÊN TẮC GIÚP BẠN TRỞ THÀNH “BẬC THẦY” QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Sau đây là những bí quyết quản lý tài chính hiệu quả, thường được các chuyên gia tài chính áp dụng: 2.1. LUÔN RÀ SOÁT CHI TIÊU Hãy luôn rà soát các khoản mà chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm… như học phí, tiền chợ, mua sắm quần áo,... Sau đó phân loại thành 2 loại cơ bản: có thể cắt giảm (ít hoặc không quan trọng) và không thể cắt giảm (quan trọng). Chẳng hạn, những khoản quan trọng và thường chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình là học phí. Tuy nhiên bạn không thể cắt giảm khoản này. Thay vào đó, bạn có thể cắt giảm những khoản ít quan trọng như mua sắm quần áo, xem phim, cà phê cùng bạn bè,... 2.2 LẬP MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH TÀI CHÍNH RÕ RÀNG Để cách quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả, hãy luôn lập mục tiêu tài chính. Mục tiêu của bạn có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn nhưng cần thật sự rõ ràng để có lộ trình tiết kiệm đúng đắn. Bạn dự định dành dụm tiền trong 1 năm tới để đi du lịch cùng gia đình. Số tiền bạn dự tính đi du lịch là khoảng 12 triệu đồng. Vì thế, lộ trình mỗi tháng bạn cần để dành tối thiểu 1 triệu để đạt được mục tiêu trên. 2.3. KHÔNG CHI TIÊU NHIỀU HƠN 10% SỐ TIỀN BẠN KIẾM ĐƯỢC Nguyên tắc quản lý tài chính thường được các chuyên gia dành cho người trẻ chính là không nên tiêu tiền nhiều hơn 10% số tiền bạn kiếm được. Nếu thu nhập của bạn là 10 triệu đồng mỗi tháng, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên mua chiếc túi có giá hơn 1 triệu. 10% trên tổng thu nhập là khoản tiền khá lớn, trong khi giá trị của chiếc túi đó có thể bị giảm dần theo thời gian. Đồng thời, việc “dễ dãi” với bản thân cũng khiến bạn có nguy cơ mua sắm thêm những món đồ khác cũng có mức giá 1 triệu. Kết quả, bạn có thể tiêu hết tiền lương khi chưa đến cuối tháng. Tốt nhất bạn chỉ nên mua chiếc túi dưới 1 triệu đồng và để dành chi phí đó dành chi tiêu cho tài sản có giá trị và mang lại lợi ích lâu dài như: nhà, xe, số tiết kiệm... Hoặc bạn có thể để dành từ 100 ngàn đến 500 ngàn mỗi tháng để mua chiếc túi mà mình yêu thích và hình thành “kỷ luật” khi mua sắm cho bản thân. 2.4. CỐ GẮNG THOÁT KHỎI “VÒNG XOÁY” NỢ NẦN Không ít người trẻ có thói quen tiêu hết tiền từ giữa tháng, sau đó mượn nợ để “duy trì cuộc sống” ở nửa tháng sau. Bạn rất khó để thoát khỏi “vòng xoáy” này nếu không có quyết tâm mạnh mẽ. Bạn nên cố gắng trả hết nợ ở hiện tại và tránh mượn thêm nợ ở tháng sau. Đồng thời, bạn nên thắt chặt chi tiêu, tránh mua sắm những món đồ không cần thiết. Nhờ đó, việc thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần sẽ không còn là quá “xa vời”. >>> Bài viết có liên quan: Có phải bạn đang gánh nợ quá nhiều? 2.5. TIẾT KIỆM 10 - 15% THU NHẬP HÀNG THÁNG Tiết kiệm tối thiểu 10 - 15% thu nhập hàng tháng là nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả cho người mới bắt đầu. Trong trường hợp bạn có tổng thu nhập 10 triệu đồng/ tháng, bạn nên tiết kiệm từ 1 đến 1,5 triệu mỗi tháng. Khi đã thích ứng, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên từ 20%, 25%, 30%... đến 50% thu nhập hàng tháng. Lưu ý, bạn chỉ nên nâng mức tiết kiệm dần dần, không nên đặt mục tiêu quá cao ngay từ đầu bởi dễ khiến bản thân bỏ cuộc. >>> Có thể bạn quan tâm: Tiết kiệm mỗi tháng không quá khó như bạn nghĩ 2.6. GIA TĂNG THU NHẬP BẰNG NHIỀU NGUỒN Sự thành công của các doanh nhân không chỉ nằm ở bí quyết quản lý tài chính hiệu quả mà còn ở sự đa dạng kênh thu nhập của họ. Đây cũng là “bước nâng cao” để bạn hướng đến sự tự do tài chính. Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi sau giờ hành chính, bạn có thể làm thêm nhiều công việc khác như viết nội dung thuê, quản lý fanpage hoặc kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, làm nhiều công việc có nghĩa là bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý. 2.7. TRANG BỊ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Các sản phẩm nhân thọ ngày nay vô cùng đa dạng về quyền lợi. Không chỉ bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống, nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn kết hợp thêm quyền lợi tích lũy và đầu tư, giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý và có khoản thu nhập dư dả cho tuổi hưu an nhàn. Bạn không cần dành quá nhiều tiền cho bảo hiểm nhân thọ. Theo các chuyên gia tài chính, 10% - 15% thu nhập hàng tháng cho bảo hiểm nhân thọ là mức tối ưu. 3. CÁCH QUẢN LÝ DÒNG TIỀN CÁ NHÂN HIỆU QUẢ VÀ PHỔ BIẾN HIỆN NAY Hiện nay có rất nhiều cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, trong đó nổi bật là quy tắc 50-30-20 và quy tắc 6 cái lọ: 3.1. QUY TẮC 50-30-20 Đây được xem là cách quy tắc quản lý dòng tiền cá nhân cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả bởi bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành 3 khoản: * 50% thu nhập dành cho các chi phí sinh hoạt cần thiết như nhà ở, thực phẩm, đi lại. * 30% chi cho các chi phí linh hoạt như giải trí, hiếu hỉ… mà bạn có thể cắt giảm, nếu cần. * 20% sẽ dành để trả nợ cũng như tiết kiệm cho các mục tiêu. Bạn có thể chia phần dành dụm này thành nhiều khoản ứng với từng mục tiêu để dễ theo dõi. Ưu điểm: * Dễ nhớ, dễ hiểu và dễ dàng vận dụng. * Có thể áp dụng nhiều đối tượng với thu nhập khác nhau. Nhược điểm: * Yêu cầu tính tự kỷ luật cao với mỗi cá nhân. 3.2. QUY TẮC 6 CÁI LỌ Quy tắc 6 chiếc lọ được tạo ra bởi tác giả Harv Eker, tác giả nhiều cuốn sách tài chính nổi tiếng thế giới như “ Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”... Với cách quản lý này, thu nhập của bạn sẽ được chia thành nhiều khoản chi tiết hơn quy tắc 50-30-20: * Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập) cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước… * Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập) phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh… * Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập) để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop… để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc. * Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập) để thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nỗ lực làm việc và tiết kiệm. * Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập) dùng để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động. * Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập) sẽ dùng để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc cho các quỹ vì cộng đồng. Ưu điểm: * Tạo tính kỷ luật cao cho người tiết kiệm. Nhược điểm: * Phức tạp, không phù hợp cho người mới bắt đầu. * Khó áp dụng với khoản thu nhập từ trung bình trở xuống. 4. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN CÁ NHÂN? Sau đây là những câu hỏi thường gặp về cách quản lý tài chính cho cá nhân và lời giải: 4.1. NÊN QUẢN LÝ DÒNG TIỀN CÁ NHÂN Ở ĐÂU? Tùy theo nhu cầu và sở thích, bạn có thể sử dụng sổ, excel, ứng dụng (app) quản lý tài chính trên điện thoại... Trong đó, ứng dụng là cách quản lý dòng tiền cá nhân được giới trẻ yêu thích bởi có thể dễ dàng cập nhật và theo dõi tình trạng tài chính mới nhất của mình ở bất kỳ đâu. 4.2. NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THÌ NÊN CHÚ Ý GÌ? Khi mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân, điều quan trọng là bạn cần kiên định với mục tiêu. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy không quen, nhưng dần bạn sẽ hình thành được kỷ luật tiết kiệm và chi tiêu cho bản thân. 4.3. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ GÌ? Có rất nhiều sai lầm khiến bạn dễ dàng phá vỡ nguyên tắc quản lý tài chính như nợ xấu, mua sắm vô độ, thiếu kiên định… Do đó, bạn nên cố gắng khắc phục các sai lầm đó để đạt được mục đích tài chính nhé. Trên đây là những cách và nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân. Trong đó cần lưu ý rằng, không có nguyên tắc hay cách quản lý là hoàn hảo. Điều quan trọng là bạn cần kiên định với mục tiêu đã đề ra trước đó và cố gắng thực hiện. Có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng thoát khỏi “vòng xoáy nợ nần” và dần hướng đến sự tự do về tài chính. >>> Xem thêm: * Những sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân * 4 chỉ số giúp bạn quản lý tài chính một cách dễ dàng * 4 xu hướng trong cách quản lý tiền bạc thời hiện đại Pulse Nhịp Sống Khỏe * Trang chủ * Tìm hiểu Pulse * Blog Nhịp Sống Khỏe * Pulse Rewards Sản phẩm bảo hiểm * Sản phẩm bảo hiểm chính * Kế hoạch bảo vệ & chăm sóc sức khỏe * Kế hoạch tích lũy * Kế hoạch đầu tư * Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ * Thông tin các Quỹ đầu tư * Tài liệu và biểu mẫu tham khảo * Chương trình khuyến mại Chăm sóc khách hàng * Giải quyết quyền lợi bảo hiểm * Kênh thanh toán phí bảo hiểm * PRUOnline – Cổng thông tin khách hàng * PRURewards – Đổi điểm nhận quà * Thông tin & ưu đãi dịch vụ Cơ hội nghề nghiệp * Cơ hội nghề nghiệp tại Prudential * Cơ hội phát triển tại kênh hợp tác kinh doanh * PRUPlanner – Chuyên viên hoạch định tài chính * Chuyên viên hoạch định tài chính Prudential - Kênh đại lý Prudential Việt Nam * Tìm hiểu về Prudential * Phát triển cộng đồng bền vững * Thông cáo báo chí * Chiến dịch thương hiệu * Liên hệ Liên hệ Tầng 21, Tòa nhà Sài Gòn Trade Center, 32 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại trụ sở chính: 028.3210.1550 Văn phòng Giao dịch gần bạn nhất Miễn trừ trách nhiệm & Quyền sở hữu Chính sách bảo mật thông tin Quay lại Trang chủ Bản quyền thuộc về Công ty TNHH BHNT Việt Nam. Tất cả các quyền được bảo hộ. Copyright © 2023 Việt Nam